Cỏ nhân tạo sân bóng SBV-001
Nội dung
Khái niệm cỏ nhân tạo sân bóng?
Cỏ nhân tạo sân bóng là loại cỏ được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp, mô phỏng theo cấu trúc, màu sắc của cỏ tự nhiên. Yêu cầu đối với loại cỏ sân bóng này là phải có độ đàn hồi cao, lực ma sát tốt, độ nảy bóng và đi bóng đạt tiêu chuẩn FIFA. Sợi cỏ nhân tạo được sản xuất từ sợi tổng hợp PP hoặc PE nên mang màu sắc như cỏ tự nhiên và được ưa chuộng sử dụng cho sân bóng đá. Và cỏ này còn được ứng dụng rộng rãi trong các sân vườn, sân bóng chày, sân chơi thiếu nhi, nhà hàng, resort,…
Bóng đá sân cỏ nhân tạo là gì?
Sân bóng đá sử dụng một trong hai loại cỏ: tự nhiên hoặc nhân tạo. Nếu như tại các sân vận động thi đấu lớn sử dụng cỏ bóng đá tự nhiên thì ở một số sân tập khác cho người không chuyên thì sẽ sử dụng cỏ nhân tạo để tiết kiệm chi phí.
Vậy “Cỏ nhân tạo sân bóng đá là gì?”: Cỏ nhân tạo có chất liệu bằng nhựa plastic, có đặc tính là đàn hồi tốt, ma sát tốt, được mô phỏng giống nhất với cỏ tự nhiên, đem đến cảm giác thoải mái cho người tập.
Cỏ sân bóng đá nhân tạo khó bị tác động bởi môi trường bên ngoài, độ bền cao gấp 20 lần so với cỏ tự nhiên, chịu mưa, chịu gió,…
Đặc điểm thảm cỏ nhân tạo sân bóng
Về đặc tính
Cỏ nhân tạo thiết kế gần giống với cỏ tự nhiên nhất. Mặc dù làm từ nhựa sợi tổng hợp (plastic) nhưng rất mềm và có độ đàn hồi tốt, mang lại cảm giác vận động tốt hơn, đây chính là điều kiện và lợi thế giúp các cầu thủ có thể chơi tốt hơn trên sân cỏ.
Ngoài ra sân cỏ nhân tạo còn có một số ưu điểm khác như khả năng thấm hút của cỏ nhân tạo nhanh, chi mất 20 phút.
Độ bền cao, cải thiện hiệu suất chơi bóng
Bóng đá sân cỏ nhân tạo có độ bền cao, chịu được sự tác động lực và các nhân tố từ môi trường bên ngoài, thời gian bảo trì thấp và nhanh (mất 1 – 2 ngày trong khi cỏ nhân tạo phải từ 3 – 6 tháng), và đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ cả ngày còn sân cỏ tự nhiên thì chỉ 4 – 6 tiếng.
Tuổi thọ của bóng đá sân cỏ nhân tạo khoảng từ 10 – 16 năm.
Nhược điểm của sân bóng đá nhân tạo
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm cải tiến, đặc biệt là vấn đề về chi phí sử dụng cho các nhà đầu tư nhưng dù sao cỏ nhân tạo vẫn chỉ là loại cỏ được tạo ra từ chất liệu nhựa có sẵn, không thể chất lượng tốt 100% như cỏ tự nhiên, đó cũng là lý do tại sao mà các sân đá bóng quy mô lớn phải dùng đến cỏ tự nhiên cho các giải đấu quốc tế.
Ngoài ra cỏ nhân tạo còn có một nhược điểm nữa là khả năng hấp thụ nhiệt từ mặt trời cao hơn cỏ tự nhiên, nên vào mùa hè nắng nóng cao điểm, khoảng tầm giờ chơi thể thao 5h30 – 6h thì bề mặt sân bóng đá cỏ nhân tạo vẫn còn hấp nhiệt mà cản trở lối chơi của cầu thủ.
Về kính tế
Làm sân bóng đá nhân tạo không quá phức tạp, không cầu kì, không cần phải chờ thời gian trồng và bảo dưỡng, đem lại giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế cao.
Ví dụ như không cần chăm bón, không cần cắt tỉa, không cần phải tưới cây, nhờ vậy mà mang lại giá trị lợi nhuận cao, hay không quá chú trọng vào bề mặt đất nền như cỏ nhân tạo sân bóng có thể được lắp đặt trên nền bê tông, nhựa đường…
Đặc biệt là chi phí làm sân bóng đá nhân tạo và bảo dưỡng không cao như chi phí cho sân cỏ tự nhiên.
Phân loại cỏ sân bóng đá
Có nhiều tiêu chí mà khách hàng có thể dựa vào để phân loại. Thông thường, căn cứ vào chất lượng mà cỏ cho sân bóng đá được chia làm 3 loại:
– Cỏ giá rẻ: Thu hút nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi chi phí thấp. Tuy nhiên, màu sắc cỏ và thời gian sử dụng vẫn được đảm bảo. Loại cỏ nhân tạo sân bóng giá rẻ này dùng cho sân có quỹ thời gian 2 – 3 năm.
+ Thời gian sử dụng: 3 – 5 năm.
+ Thời gian bảo hành: 5 năm.
– Cỏ thông dụng: Thời gian sử dụng lâu hơn và phù hợp với loại đất có quỹ thời gian 5 – 7 năm. Sợi cỏ bền, chống mài mòn cao, có khả năng chống tia cực tím, mật độ cỏ thưa hơn so với cỏ cao cấp.
+ Thời gian sử dụng: 5 – 7 năm.
+ Thời gian bảo hành: 5 năm.
– Cỏ nhân tạo cao cấp: Thời gian sử dụng lâu, sợi cỏ bền được dệt với mật độ dày, màu sắc nhìn tự nhiên, chống được tia cực tím. Loại cỏ nhân tạo cao cấp này phù hợp với những chủ đầu tư sở hữu đất trong thời gian 7- 10 năm.
+ Thời gian sử dụng: 7-10 năm
+ Dùng trong các sân bóng tiêu chuẩn FIFA
Quy trình thi công sân bóng cỏ nhân tạo
Phải xác định được nhu cầu thực tế để lựa chọn được kích thước cũng như loại cỏ mà sân bóng cỏ nhân tạo sử dụng. Khách hàng có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Tình trạng của tài sản đất ở mặt bằng hiện tại.
- Loại đất cho sân bóng cỏ nhân tạo.
- Sân bóng cỏ nhân tạo dùng cho 5, 7 hay 11 người.
- Phân tích nhu cầu khách hàng.
- Dự toán chi phí xây dựng sân bóng.
- Cỏ sân bóng đá mua ở đâu để đảm bảo chất lượng.
Tiến hành xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo
Bước 1: Định vị và san lấp mặt bằng cho phẳng.
Cỏ nhân tạo trực tiếp khảo sát vị trí, địa hình, khí hậu để đưa ra phương án khả thi nhất. Tiếp theo sẽ lu mặt bằng cho phẳng và làm nền vững chắc hơn để sau một thời gian sử dụng bề mặt sân bóng không bị lún xuống.
Bước 2: Xây hệ thống bó vỉa để tạo mương thoát nước. Nếu làm không kỹ lưỡng sẽ khiến nước bị ứ đọng, không thoát được và dễ ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sân cũng như thời gian sử dụng cỏ sau này.
Bước 3: Lu mặt bằng tạo độ dốc cho sân để thoát nước dễ dàng.
Bước 4: Trải cỏ và cắt viền sân cỏ. Cỏ nhân tạo sản xuất chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên có thể hoàn toàn yên tâm. Cỏ nhân tạo Văn Đạt với kinh nghiệm dày dạn luôn cẩn thận thực hiện để mang vại độ thẩm mỹ cao nhất.
Lưu ý khi thi công sân bóng cỏ nhân tạo
Nguyên vật liệu thi công
- Nhựa đường: Có hai loại là nhựa đường kỵ nước và nhựa đường phổ thông. Các nhà thầu thường sử dụng nhựa đường kỵ nước bởi nó giúp sân bóng chống nứt, có độ bền cao hơn, tuy giá thành cao hơn nhưng sẽ đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nhựa đường phổ thông có giá thành thấp hơn.
- Xi măng: Khách hàng có thể lựa chọn xi măng hoặc bột xi măng. Theo các chuyên gia, xi măng giúp thoát nước tốt hơn cho sân bóng so với bột xi măng.
- Đá xây dựng: Được dùng phổ biến, có độ thoát nước cao nhưng lưu ý khi thi công kỹ càng để mặt bằng không bị lồi lõm.
Lớp nền của sân bóng cỏ nhân tạo trước khi thi công
- Lớp nền đảm bảo tốt sẽ tạo được độ vững chắc cho lớp cỏ, đồng thời lớp cỏ sân bóng cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn.
- Nền hạ sân bóng cỏ nhân tạo thường gồm có 3 lớp kết cấu cơ bản: nền đất tự nhiên đầm chặt, lớp cấp phối đá dăm và lớp đá mạt.
- Khi thi công phải đầm, lu một cách kỹ càng để đảm bảo tính ổn định cho lớp nền sân bóng cỏ nhân tạo.
- Dùng lớp vải kỹ thuật trước khi lắp đặt cỏ nhân tạo vào sân bóng đá.
- Sử dụng keo chuyên dùng khi gắn cỏ nhân tạo vào sân bóng. Keo phổ biến trên thị trường là keo Bugjo hay keo con chó, keo rồng vàng. Keo chuyên dụng giúp cho thảm cỏ nhân tạo dính chặt vào nhau, gắn chặt vào nền cơ sở của sân bóng, thảm cỏ không bị xê dịch khi sử dụng.
Hotline/zalo: 0945.999.006
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.